Cơ sở vật chất nói chung và trang, thiết bị dạy học nói riêng là một trong những yếu tố cơ bản đem lại hiệu quả cao nhất của quá trình giảng dạy các ngành, nghề kĩ thuật. Không có những yếu tố này, hoạt động đào tạo sẽ khó diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Cơ sở vật chất bao gồm: Lớp học, phòng học chuyên dùng, xưởng thực hành; Trang, thiết bị dạy học như tài liệu, tranh ảnh, máy chiếu… và đặc biệt là các mô hình học cụ.
Mô hình học cụ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến nội dung và việc đổi mới phương pháp dạy và học. Đây là công cụ giảng viên trực tiếp sử dụng để thực hiện hoạt động giảng dạy của mình. Thông qua mô hình học cụ, kiến thức ngành sẽ được giảng viên truyền thụ một cách trực tiếp, sinh động tới sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giảng viên Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô gia công các trang, thiết bị dạy học
Với các ngành kĩ thuật, sinh viên muốn có kĩ năng nghề phải thông qua một chương trình học tập từ lí thuyết tới thực hành. Trong đó, mô hình học cụ là cầu nối hiệu quả nhất giúp sinh viên nhanh chóng tiếp cận với thiết bị máy móc thực tế khi thực hành và khi ra trường công tác. Mô hình học cụ vừa là phương tiện truyền tải của hoạt động giảng dạy, vừa là công cụ hướng dẫn chi tiết, trực quan giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu bài giảng và không bỡ ngỡ khi trực tiếp thực hành tại xưởng.
Đến nay, ngoài những trang thiết bị mới được trang bị, giảng viên trong Khoa đã phục hồi được 6 mô hình động cơ đốt trong, gia công 14 bàn thực hành và bàn để dụng cụ thực hành
Trong những năm qua, Khoa Công nghệ kỹ thuật Ô tô đã được Nhà trường đầu tư xưởng để thực hành với các nội dung: Nguội, Khung gầm, Động cơ, Hệ thống điện ô tô. Khoa cũng chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để được hỗ trợ các trang thiết bị dạy học, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm thực tế. Bênh cạnh đó, giảng viên và sinh viên của Khoa còn phục hồi các mô hình học cụ. Đến nay, ngoài những trang thiết bị mới được trang bị, giảng viên, sinh viên trong Khoa đã phục hồi được 6 mô hình động cơ đốt trong, gia công 14 bàn thực hành và bàn để dụng cụ thực hành, in 26 tranh treo ở các giảng đường chuyên dùng phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trong thời gian tới, dựa trên các kết quả đã đạt được, Khoa Công nghệ kỹ thuật Ô tô tiếp tục phát huy sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập của người học theo hướng truyền nghề./.
Bài, hình ảnh: Trần Sỹ - Khoa CNKT Ô tô
Tác giả: admin_law
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thứ tư - 20/11/2024 04:11
Thứ tư - 20/11/2024 04:11
Thứ tư - 20/11/2024 03:11
Thứ ba - 19/11/2024 19:11
Thứ ba - 19/11/2024 05:11
Thứ ba - 19/11/2024 03:11